Ảnh hưởng của Thập tự chinh Thập_tự_chinh

Mặc dù các cuộc Thập tự chinh không tạo ra sự hiện diện thường xuyên và vững chắc của phương Tây tại Tiểu Á nhưng sự tiếp xúc giữa văn hóa phương Đôngphương Tây đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hai nền văn hóa này.

  • Kỹ thuật quân sự: sau những cuộc Thập tự chinh đầu tiên, Thập tự quân đã phải tiến hành các chiến dịch phòng thủ quy mô lớn ở những tiền đồn xa xôi và điều này khiến cho kỹ thuật phòng vệ, đặc biệt là kỹ thuật xây dựng lâu đài phát triển. Các lâu đài có thiết kế công sự tháp treo để thuận lợi cho việc bắn vũ khí, ném gỗ, đá, dầu... vào những người tấn công; lối vào lâu đài được bố trí các góc, tường ngăn không cho đối phương công phá trực tiếp. Các lâu đài Hồi giáo cũng có bước phát triển tương tự. Cùng với kỹ thuật phòng thủ, các phương tiện công thành như máy bắn đá, máy phá thành bằng những khúc gỗ lớn...trở nên tinh vi và hiệu quả hơn; các kỹ thuật đào đất, đặt chất nổ...cũng có bước phát triển.
  • Kinh tế: mặc dù không có số liệu thống kê tin cậy về thu nhập cũng như phí tổn của các cuộc Thập tự chinh nhưng chắc chắn rằng chúng rất tốn kém, đặc biệt là đối với phương Tây do họ phải tiến hành viễn chinh. Chiến tranh đã làm cạn kiệt dần nguồn lực của phương Tây dẫn đến phải áp dụng thuế ở mức độ cao. Để tài trợ cho Thập tự chinh thứ ba, năm 1188, với sự cho phép của Giáo hoàng, các vương công đã đánh thuế trực thu 10% trên thu nhập của tất cả tu sỹ và người dân có thu nhập gọi là Thuế thập phân Saladin. Thuế cũng kéo theo sự phát triển của các kỹ thuật quản lý, thu thuế, chuyển tiền...Mặt khác, Thập tự chinh kích thích thương mại giữa phương Đôngphương Tây: các sản phẩm như đường, gia vị,... từ phương Đông được buôn bán rất mạnh; các mặt hàng xa xỉ như vải lụa...cũng được phát triển sản xuất ngay tại châu Âu.
  • Các cuộc thăm dò: Thập tự chinh đã kích thích những cuộc thăm dò của người phương Tây đến những nền văn hóa phương Đông. Khởi phát là các công quốc có Thập tự quân, các tu sỹ rồi đến thương gia; họ đã thâm nhập sâu vào lục địa châu Á và đầu thế kỷ XIII đã đến Trung Hoa. Những chuyến đi của họ, đặc biệt là của Marco Polo đã cung cấp cho châu Âu nguồn thông tin đa dạng và quý báu về Đông Á, tạo tiền đề cho những nhà hàng hải tìm kiếm các lộ trình mới để buôn bán với Trung Hoa vào cuối thế kỷ XV và thế kỷ XVI. Khát vọng thăm dò, chiếm đoạt các nền văn hóa khác, và mở rộng Kitô giáo là một phần mà các cuộc Thập tự chinh đã truyền cảm hứng cho chủ nghĩa đế quốc sau này.[26].
  • Chính trị:
  • Văn hóa:
Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó.
Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này.

Xem thêm

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thập_tự_chinh http://www.amazon.com/Crusades-Terry-Jones/dp/B000... http://www.bartleby.com/67/507.html http://www.crusades-encyclopedia.com/index.html http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id... http://crusades.boisestate.edu/ http://www.fordham.edu/halsall/source/1228frederic... http://www.umich.edu/~eng415/timeline/detailedtime... http://digital.library.wisc.edu/1711.dl/History.Hi... http://www.staff.u-szeged.hu/~capitul/sscle/ http://www.the-orb.net/encyclop/religion/crusades/...